Bảo mật thông tin là gì? Các Giải Pháp bảo mật thông tin chủ yếu

Vấn đề bảo mật thông tin, dù là với cá nhân hay tổ chức thì vẫn luôn là yếu tố quan trọng. Đặc biệt trong thời đại môi trường công nghệ phát triển như hiện nay, hacker có rất nhiều cách để đánh cắp thông tin từ bạn. Bởi thế mỗi chúng ta cần nhận thức rõ bảo mật thông tin là gì cũng như cách an toàn bảo mật thông tin cho bản thân.

Bảo mật thông tin là gì?

Khái niệm bảo mật thông tin là gì có lẽ đã rất quen thuộc với nhiều người. Bảo mật thông tin (Information Security) không đơn thuần là bảo vệ thông tin của cá nhân người dùng mà còn là một loạt các chiến lược nhằm ngăn chặn những truy cập, hành vi trái phép liên quan tới tài sản, dữ liệu, thông tin riêng của tổ chức/ cá nhân.

Bảo mật thông tin doanh nghiệp là gì?

An toàn và bảo mật thông tin đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp, tổ chức bởi nó liên quan trực tiếp tới sự sống còn của các tổ chức này. Bảo mật thông tin trong doanh nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động như:

  • Phòng ngừa hiện tượng đánh cắp, sao chép dữ liệu nội bộ;
  • Ngăn chặn tin tặc đánh cắp danh tính, cài các phần mềm độc hại vào hệ thống doanh nghiệp;
  • Đảm bảo những trao đổi thông tin dữ liệu, giao dịch, kinh doanh online ở trạng thái an toàn nhất;
  • Mọi thông tin liên quan tới hoạt động, giao dịch, tài chính, nhân sự, khách hàng cần được giữ bí mật tuyệt đối bởi các phòng ban có liên quan,…

Cũng giống như an toàn thông tin, bảo mật thông tin cần đồng thời đáp ứng được 4 yếu tố là tính bí mật, tính toàn vẹn, tính khả dụng, tính không thể từ chối.

Bảo mật thông tin app là gì?

Theo thống kê, có đến hơn 80% dân số sử dụng điện thoại thông minh. Và tất cả các hoạt động như mua sắm, chuyển tiền, giải trí, đặt xe, đặt đồ ăn, giao hàng, xem phim, đặt vé máy bay,… đều có thể được thực hiện qua app (ứng dụng di động). Việc phụ thuộc quá nhiều vào các ứng dụng vô hình chung sẽ đe dọa đến an toàn cá nhân của bạn nếu đơn vị cung cấp không bảo mật thông tin khách hàng tốt.

Bảo mật thông tin là gì

Bảo mật thông tin app tức là bảo mật tất cả thông tin liên quan đến khách hàng, đối tác, giao dịch cũng như hệ thống để đảm bảo không bị các phần mềm độc hại (Cabir, Commwarrior, RedBrowser, Pm Cryptic.A,  phần mềm nghe lén/ theo dõi) và hacker tấn công. Về phía khách hàng, bạn cũng nên bảo mật thông tin app thông qua việc không cài ứng dụng lậu, không cung cấp thông tin nếu phát hiện thấy điểm nghi ngờ…

Vấn đề bảo mật thông tin hiện nay tại Việt Nam

Bảo mật hệ thống, an toàn bảo mật thông tin, bảo mật thông tin trong doanh nghiệp, bảo mật thông tin app, bảo mật thông tin phần mềm là những khái niệm mà mới đây chúng ta mới bắt đầu quan tâm tới. Hầu hết người dùng Việt đều không nhận thức rõ vai trò của việc bảo mật thông tin là gì, đó cũng chính là lý do hàng ngàn chứng minh thư, bằng cấp, số thẻ cùng rất nhiều vụ lừa đảo bị đưa ra công khai.

Công nghệ ngày càng phát triển, các nhà lập trình ứng dụng và chuyên viên bảo vệ thông tin đang có xu hướng tiếp cận công nghệ mới để nâng cấp “hàng rào bảo vệ” cho các cá nhân/ tổ chức.

Tại các hệ thống lớn, thường thì trong hoặc sau một sự cố bảo mật, đội ngũ IT Security có thể đưa ra kế hoạch ứng phó sự cố cũng như thiết lập các công cụ quản lý rủi ro để lấy lại quyền kiểm soát tình hình.

Nhưng dường như chỉ thế thôi là chưa đủ, số lượng hệ thống mới trên thị trường tăng nhanh trong khi cơ sở hạ tầng tại Việt Nam không đáp ứng đủ. Đó chính là thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt.

Các loại bảo mật thông tin

Cá loại bảo mật thông tin

Tuỳ theo nguyên tắc phân loại mà bảo mật thông tin được phân chia thành các loại khác nhau. Nếu chia theo lĩnh vực thì chúng ta có bảo mật thông tin cá nhân, bảo mật thông tin doanh nghiệp, bảo mật ứng dụng, bảo mật hệ thống,… Còn nếu chia theo hình thức bảo mật thì ta có

  • Bảo mật về mặt vật lý (Physical Security): Nếu bạn đã hiểu bảo mật thông tin là gì thì sẽ rất dễ nhận ra các hình thức bảo mật vật lý. Đó là việc bảo vệ thông tin khỏi các yếu tố do thiên nhiên/ con người/ hành vi vật lý thực hiện như đột nhập trái phép, trộm cắp, đánh đập cũng như các yếu tố tự nhiên như mất điện, mưa, bụi, lửa,…
  • Bảo mật về mặt kỹ thuật: Là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào để bảo mật hệ thống như dựng “tường lửa”, cài đặt phần mềm chống virus, thiết lập hệ thống bảo mật dữ liệu, hệ thống phân quyền,…

Như vậy, chúng ta cần đồng thời áp dụng cả hai biện pháp an toàn và bảo mật thông tin để có thể đảm bảo thông tin ở trong trạng thái tốt nhất.

Mục tiêu và nguyên tắc của bảo mật thông tin

Muốn xây dựng được một hệ thống an toàn bảo mật thông tin hiệu quả, trước hết bạn cần nắm được mục tiêu và nguyên tắc của bảo mật thông tin là gì?

Mục tiêu của việc bảo mật thông tin

Mục tiêu của bảo mật thông tin là gì

Có 4 mục tiêu mà bất cứ hệ thống an toàn thông tin nào cũng phải nắm được, đó chính là:

  • Ngăn chặn: Thiết lập các biện pháp để ngăn chặn sự tấn công từ tác nhân vật lý, các tác nhân kỹ thuật hoặc các hành vi vi phạm chính sách bảo mật.
  • Phát hiện: Nhanh chóng phát hiện ra các hành vi vi phạm ảnh hưởng tới cá nhân/ hệ thống.
  • Phục hồi: Sửa chữa, khắc phục hậu quả kịp thời để đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đánh giá được hành vi vi phạm để không bị lặp lại trong tương lai.
  • Hoạt động: Và mục tiêu lớn nhất của bảo mật thông tin là gì? Đó chính là đảm bảo hệ thống, cá nhân luôn ở trạng thái tốt nhất, không thể bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các phần mềm độc hại.

Những nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bảo mật thông tin trong doanh nghiệp

Nguyên tắc của bảo mật thông tin
Thông tin luôn phải giữ nguyên vẹn

Chúng tôi hiểu rằng việc bảo mật thông tin trong doanh nghiệp không phải dễ dàng, nhất là tại các doanh nghiệp lớn khi có thể có đến hàng trăm nghìn đầu dữ liệu được truy xuất mỗi ngày. Lúc này bắt buộc hệ thống của bạn cần tuân thủ theo các quy tắc dưới đây để bảo bảo việc bảo mật hoạt động hiệu quả nhất:

  • Nguyên tắc CIA: Là nguyên tắc đảm bảo đủ 3 tính chất của việc bảo vệ thông tin là tính bảo mật (Confidentiality); tính sẵn sàng (Availability); tính nguyên vẹn và tính không thể từ chối (Integrity and non – repudiation).
  • Nguyên tắc 3A (Authentication, Authorization, Accounting): cho phép các chuyên viên bảo mật biết được biết được các thông tin quan trọng về tình hình cũng như mức độ an toàn trong mạng, đồng thời có thể xác thực – phân quyền – tính cước người dùng;
  • Nguyên tắc giá trị thông tin: Trong các hệ thống, bạn không thể đảm bảo rằng có thể bảo mật tuyệt đối tất cả các thông tin. Bởi thế, bạn cần phân chia cấp độ thông tin dựa trên mức độ quan trọng để có kế hoạch xây dựng hệ thống bảo mật phù hợp.
  • Nguyên tắc đặc quyền tối thiểu: Nguyên tắc này quy định rằng một chủ thể chỉ nên có đặc quyền cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình mà không nên được cấp các quyền bổ sung không cần thiết. Việc này sẽ giúp hạn chế sự rò rỉ thông tin không cần thiết.

Và bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên tắc khác mà bạn có thể tham khảo để bảo mật thông tin như nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc mở, nguyên tắc tường minh, nguyên tắc phòng thủ chiều sâu… Tuỳ từng hệ thống và mục tiêu bảo vệ mà người dùng có thể áp dụng các nguyên tắc khác nhau và phối kết hợp để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Rủi ro khi mất bảo mật thông tin là gì?

Rủi ro của bảo mật thông tin
Điều tệ hại nhất khi mất bảo mật đó là thông tin bị đánh cắp

Hiểu biết đầy đủ về rủi ro khi mất bảo mật thông tin là gì sẽ giúp bạn cảnh giác hơn trong cuộc sống.

  • Đối với cá nhân: Việc rò rỉ hay bị đánh cắp thông tin sẽ làm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến tài chính, uy tín, các mối quan hệ của một cá nhân. Đặc biệt là các hành vi đánh cắp dữ liệu, tung lên mạng nhằm mục đích bôi xấu cá nhân và hack hệ thống tài khoản ngân hàng gây thiệt hại lớn.
  • Đối với doanh nghiệp: Nếu chẳng may bị tin tặc tấn công, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất dữ liệu, thất thoát tài chính, gián đoạn hoạt động công ty, thiệt hại điện tử vật lý. Đó là còn chưa kể đến việc hình ảnh cũng như thương hiệu bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, về lâu dài, các cá nhân và tổ chức sẽ bị đe dọa bởi các nguy cơ ngầm gây ảnh hưởng k ngờ tới. Chính bởi vậy, ngay từ hôm nay hãy có ý thức phòng ngừa rủi ro bạn nhé.

Bảo mật thông tin đạt được thông qua một quy trình quản lý rủi ro có cấu trúc:

  • Xác định thông tin, tài sản liên quan và các mối đe dọa, tính dễ bị tổn thương và tác động của việc truy cập trái phép
  • Đánh giá rủi ro
  • Đưa ra quyết định về cách giải quyết hoặc xử lý rủi ro, tức là tránh, giảm thiểu, chia sẻ hoặc chấp nhận
  • Khi giảm thiểu, lựa chọn, thiết kế và thực hiện các biện pháp kiểm soát bảo mật
  • Theo dõi các hoạt động và thực hiện các điều chỉnh để giải quyết mọi vấn đề, thay đổi hoặc cải tiến mới

Sự khác nhau giữa bảo mật thông tin và an ninh mạng

Mặc dù giữa IT Security (an ninh mạng) và Information Security (bảo mật thông tin) nghe có vẻ tương tự nhau, nhưng chúng lại có một số điểm khác biệt nhất định. Bảo mật thông tin là gì thì BMD Solutions đã chỉ rõ ở phần trên.

Khái niệm này bao hàm rất rộng, nó đề cập đến quá trình chúng ta sử dụng các công cụ để bảo vệ thông tin khỏi các tác nhân vật lý, kỹ thuật độc hại.

Còn an ninh mạng thì thiên về bảo mật thông tin phần mềm, chủ yếu là bảo mật dữ liệu số thông qua bảo mật mạng máy tính. Đây là một khía cạnh nhỏ trong bảo mật thông tin nói chung.

Hiện nay tại Việt Nam, an ninh mạng đang là vấn đề rất nhức nhối khi ngày càng có nhiều người lợi dụng môi trường mạng để tung tin bôi nhọ, phá hoại cá nhân/ tổ chức. Bởi vậy, chúng ta rất cần có thêm nhiều cơ chế bảo vệ thông tin trong môi trường này.

Các giải pháp bảo mật thông tin

Giải pháp bảo mật thông tin

Giờ thì bạn đã nắm rõ an ninh mạng và bảo mật thông tin là gì rồi phải không nào? Tiếp đây, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một số giải pháp để bảo mật thông tin hữu hiệu nhé:

  • Thiết lập các phần mềm diệt virus, update phần mềm thường xuyên;
  • Thực hiện phân quyền và giới hạn quyền trong hệ thống với từng cá nhân;
  • Không tiết lộ các thông tin liên quan tới danh tính và bí mật riêng tư ra ngoài, không lưu trữ trên thiết bị nếu không chắc chắn về khả năng bảo mật;
  • Sử dụng các phần mềm lưu trữ chuyên nghiệp và đặt bảo mật 2 lớp cho các ứng dụng chứa thông tin quan trọng;
  • Cẩn thận khi tải phần mềm hoặc ấn vào các nguồn link không đảm bảo, mã hoá toàn bộ thông tin quan trọng trước khi chia sẻ;
  • Kiểm tra các thiết bị đầu vào và đầu ra nhằm bảo mật thông tin trong doanh nghiệp tốt nhất.
  • Bên cạnh đó, đội ngũ bảo mật thông tin cần liên tục cập nhật công nghệ mới để loại bỏ mọi lỗ hổng bảo mật tồn tại trên hệ thống mạng.

Chính sách bảo mật thông tin

privacy policy

Điều cần thiết cho việc bảo mật thông tin ở bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào đó là có một chính sách bảo mật. 

Đây không phải là một phần cứng hoặc phần mềm bảo mật; đúng hơn, đó là một tài liệu mà một doanh nghiệp soạn thảo, dựa trên các nhu cầu và vấn đề cụ thể của riêng mình, để thiết lập dữ liệu nào cần được bảo vệ và theo những cách riêng của họ. 

Các chính sách này hướng dẫn các quyết định của tổ chức về việc mua sắm các công cụ an ninh mạng, đồng thời cũng quy định hành vi và trách nhiệm của nhân viên.

Chính sách bảo mật thông tin của công ty bạn nên bao gồm:

  • Một tuyên bố mô tả mục đích của chương trình bảo mật thông tin và các mục tiêu tổng thể của bạn
  • Định nghĩa của các thuật ngữ chính được sử dụng trong tài liệu để đảm bảo sự hiểu biết chung
  • Chính sách kiểm soát truy cập , xác định ai có quyền truy cập vào dữ liệu nào và cách họ có thể thiết lập quyền của mình
  • Chính sách mật khẩu
  • Hỗ trợ dữ liệu và kế hoạch hoạt động để đảm bảo rằng dữ liệu luôn có sẵn cho những người cần nó
  • Vai trò và trách nhiệm của nhân viên khi nói đến bảo vệ dữ liệu, bao gồm cả người chịu trách nhiệm cuối cùng về bảo mật thông tin

Một điều quan trọng cần ghi nhớ là, trong một thế giới mà nhiều công ty thuê ngoài một số dịch vụ máy tính hoặc lưu trữ dữ liệu trên đám mây, chính sách bảo mật của bạn cần phải bao gồm nhiều thứ hơn là chỉ tài sản bạn sở hữu. 

Bạn cần biết mình sẽ giải quyết mọi việc như thế nào, từ thông tin nhận dạng cá nhân được lưu trữ trên các phiên bản khác nhau cho đến các nhà thầu bên thứ ba, những người cần có khả năng xác thực để truy cập thông tin nhạy cảm của công ty.

Bạn có thể tham khảo hoặc nghiên cứu thêm Luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2019 do Quốc hội thông qua. 

BMD Solutions thiết kế app bảo mật cao

Không dừng lại ở đó, bạn có biết giải pháp tối ưu nhất để bảo mật thông tin là gì chưa?

Đó chính là sử dụng các ứng dụng bảo mật chuyên nghiệp.

Thông qua ứng dụng này, doanh nghiệp có thể lưu trữ thông tin an toàn, tự động phân quyền và truy xuất lịch sử thông tin một cách nhanh chóng. Toàn bộ thông tin của bạn sẽ đảm bảo được tính bảo mật, nguyên bản và khả dụng.

Tại TPHCM, giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng là thế mạnh của BMD Solutions. Chúng tôi chuyên nhận các dự án phát triển và hoàn thiện hệ thống an ninh nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống của doanh nghiệp.

Đội ngũ lập trình viên của BMD Solutions cam kết sử dụng công nghệ lập trình cấp cao, có thể giải quyết các phần mềm độc hại nguy hiểm nhất.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn về bảo mật thông tin là gì cũng như mối nguy hại thường trực của việc bị tấn công thông tin. Hãy liên hệ với BMD Solutions để xây dựng hệ thống bảo mật thông tin vững chắc cho doanh nghiệp bạn!

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá trực tiếp: 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM BMD

Địa chỉ: 51 Thép Mới, Phường 12, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0357 415 495

Email: info@bmd.com.vn

Website: https://bmdsolutions.vn