Kotlin Là Gì? Điểm Mạnh, Điểm Yếu Của Nó Là Gì?

Trước khi bắt đầu với bất kỳ cái gì mới, điều đầu tiên bạn cần quan tâm chính là ngôn ngữ. Trong lĩnh vực lập trình cũng vậy, ngôn ngữ lập trình là điều kiện tiên quyết để bạn tạo ra những sản phẩm sau này. BMD Solutions đã giới thiệu đến bạn một số ngôn ngữ phổ biến như Swift, Javascript, Python,… Vậy trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi trả lời cho câu hỏi: “Ngôn ngữ lập trình Kotlin là gì?”.

Ngôn ngữ lập trình Kotlin là gì?

Ngôn ngữ lập trình Kotlin là một loại ngôn ngữ lập trình dạng tĩnh, mã nguồn mở và được sử dụng dành cho những ứng dụng thuộc dạng đa nền tảng hiện đại được chính thức công bố vào năm 2011 bởi JetBrains

Kotlin là gì

Cho đến thời điểm hiện tại, ngôn ngữ Kotlin có lượng người dùng lớn trên toàn thế giới và là ngôn ngữ chủ yếu để lập trình ứng dụng Android. Lịch sử phát triển của ngôn ngữ lập trình Kotlin trải qua 5 mốc quan trọng:

  • Tháng 7/2011 chính thức được ra mắt công chúng.
  • Ngày 15/02/2015 phiên bản đầu tiên của Kotlin – Kotlin V1.0 chính thức được phát hành.
  • Năm 2017 là năm có nhiều bước nhảy vọt nhất của ngôn ngữ lập trình này khi nó trở thành “ứng cử viên sáng giá” nhất dành cho hệ điều hành Android và chính thức phát hành phiên bản thứ hai – Kotlin V1.2 với tính năng cho phép chia sẻ mã nguồn giữa Javascript và JVM.
  • 29/10/2018 ngôn ngữ Kotlin ra mắt với phiên bản 3 và nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dùng.
  • Từ năm 2019 đến nay ngôn ngữ Kotlin trở thành ngôn ngữ  lập trình cơ bản của Android và được Google hỗ trợ tham gia đầy đủ vào các gói cài đặt của IDE. Ngôn ngữ này vẫn không ngừng cải tiến và phát triển thêm để khẳng định thế mạnh của mình.

Điểm mạnh và điểm yếu của ngôn ngữ Kotlin là gì?

Vậy điểm mạnh của Kotlin Android là gì mà khiến cho ngôn ngữ này có số lượng fan đông đảo đến vậy? Sở dĩ vậy là bởi nó sở hữu hàng loạt ưu điểm tuyệt vời mà không phải ngôn ngữ nào cũng đáp ứng được. Sau đây là những ưu điểm của Kotlin:

  • Code ngắn gọn và dễ hiểu: giúp lập trình viên giảm thiểu được thời gian trong quá trình học hỏi, sử dụng và cho phép giảm thiểu 15 – 25% độ dài code base.
  • Sử dụng mã nguồn mở: không tốn kém dung lượng cho người dùng.
  • Kotlin không bị lỗi NullPointerException: đây là một trong những lỗi thường gặp nhất khi lập trình Android bằng Java. Điều tuyệt vời là Kotlin có thể giảm thiểu và loại bỏ được hầu hết các nguồn tham chiếu Null dựa vào cơ chế null-safety.
  • Có khả năng tương tác cao: Ngôn ngữ lập trình Kotlin có khả năng tương thích 100% với Java, nhờ vậy bạn sẽ không bỡ ngỡ khi chuyển qua ngôn ngữ này và còn có thể kết hợp 2 ngôn ngữ, liên kết thư viện ứng dụng một cách dễ dàng.
  • Ngôn ngữ Kotlin được hỗ trợ ưu tiên hỗ trong Android Studio và IDE: Từ năm 2019, Google đã cho phép ngôn ngữ Kotlin tham gia đầy đủ vào các gói cài đặt IDE, nhờ vậy Kotlin có thể được hỗ trợ trợ từ các IDE đã hỗ trợ cho Java.
Ưu điểm của Kotlin

Song song với hàng loạt ưu điểm sáng giá kể trên thì Kotlin cũng vẫn còn tồn tại một số điểm yếu do còn là ngôn ngữ mới, cộng đồng chưa thực sự lớn. Và người dùng vẫn cần phải viết thủ công một số công đoạn mà không sử dụng được mã nguồn do ngôn ngữ lập trình Kotlin chưa hỗ trợ Aliases.

Bên cạnh đó, các mặc định class trong Kotlin là final, điều này có thể khiến cho các dự án có mã nguồn kết hợp giữa Kotlin và Java bị hạn chế.

Sự khác biệt giữa Kotlin vs Java

Sự khác biệt giữa java vs Kotlin là gì

Kotlin vs Java có rất nhiều điểm tương đồng, bởi vậy không quá khó hiểu tại sao hai loại ngôn ngữ này luôn bị so sánh với nhau. Vậy bạn có biết điểm khác biệt lớn nhất giữa Java vs Kotlin là gì không?

Đó chính là Null safety! Trong khi Java thường hay gặp phải lỗi null thì Kotlin lại khiến người dùng hài lòng khi có thể loại trừ gần như toàn bộ NullPointerException.

Bên cạnh đó, về khả năng tương tác thì giữa hai ngôn ngữ này cũng có sự khác biệt. Ngôn ngữ Kotlin được phát triển với mục đích tập trung vào khả năng tương tác nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là các lập trình viên có thể dễ dàng dịch code Java trong Kotlin hoặc ngược lại mà không mang lại bất kỳ thay đổi nào về khả năng hoạt động. Trong khi đó, Java còn bị nhiều hạn chế trong vấn đề này.

Sự khác biệt giữa Kotlin vs Swift

So sánh Kotlin vs Swift

Tại sao lại có sự so sánh giữa hai loại ngôn ngữ do Apple và Google tạo ra, phục vụ cho hai hệ điều hành hoàn toàn khác nhau? Nếu bạn đã hiểu rõ về Kotlin là gì, Swift là gì thì chắc chắn sẽ nhận thấy nhiều điểm tương đồng đáng kinh ngạc ở hai loại ngôn ngữ tưởng chừng khác biệt này.

Ngôn ngữ lập trình Kotlin và Swift giống nhau đến 70% về cú pháp, tính năng, đặc điểm, sự an toàn. Tuy nhiên vẫn sẽ có khá nhiều điểm khác biệt làm nên đặc trưng của mỗi loại ngôn ngữ.

Vậy sự khác biệt giữa Swift và Kotlin là gì? Đó chính là:

  • Reference type: Nếu trong Kotlin chúng ta chỉ có duy nhất một dạng Reference type thì Swift lại được mở rộng hơn.
  • Khai báo dữ liệu: Swift sử dụng “let” để khai báo dữ liệu nên lập trình viên không thể sửa dữ liệu sau khi đã khai báo trong khi Kotlin lại có thể làm được điều đó bởi ngôn ngữ lập trình Kotlin khai báo các dạng dữ liệu collection bằng “val”.

Có thể thấy, giữa các loại ngôn ngữ dù tương đồng đến mấy cũng luôn có điểm khác nhau, có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn xem nên học ngôn ngữ nào, nếu đã học Java rồi thì có nên học Kotlin không là còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trải nghiệm riêng của mỗi người dùng.

BMD Solutions hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu ngôn ngữ lập trình Kotlin là gì cũng như điểm khác biệt giữa nó với các loại ngôn ngữ khác. Dù sao, lập trình Kotlin vẫn đang là xu hướng và được đầu tư phát triển mạnh, do đó, đây là một loại ngôn ngữ đáng tìm hiểu và áp dụng.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá trực tiếp: 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM BMD

Địa chỉ: 51 Thép Mới, Phường 12, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0357 415 495

Email: info@bmd.com.vn

Website: https://bmdsolutions.vn